Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Mở cửa trường tiểu học, sao vẫn bắt trẻ mầm non ở nhà?
Đây là câu hỏi của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non sau thông tin học sinh tiểu học lớp 6 ở Hà Nội đi học trở lại từ ngày 6/4.

“Cho mầm non đi học luôn đi chứ chần chừ gì nữa hả các bác? Không học ở trường chính, mọi người vẫn gửi chui theo nhóm. Cho cấp một đi học mà mầm non vẫn đóng cửa là cực kỳ vô lý”.

“Mầm non cho nghỉ lâu trong khi bố mẹ của trẻ mầm non tha con đi chơi không thiếu chỗ nào. Định ở nhà đến bao giờ? Đề nghị cho mầm non đi học lại”.

“Cho mầm non đi học nốt đi chứ các bác ơi, trẻ lớn ở nhà trong 4 bức tường nhiều quá trầm cảm, trẻ bé ở trong nhà cũng gặp nhiều rắc rối".

Hàng loạt bình luận xuất hiện trên mạng xã hội dưới thông tin Hà Nội mở cửa trường học đối với học sinh tiểu học và lớp 6. Quyết định được đưa ra ở thời điểm tròn 11 tháng trẻ tiểu học ở nội thành chuyển sang học trực tuyến vì dịch. Và cũng trong ngày 4/4, tròn 8 tháng kể từ bắt đầu năm học mới, trẻ mầm non phải nghỉ học ở nhà.

Trẻ ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến sự phát triển

Chia sẻ với Zing, chị Vũ Nhàn (Hà Đông) cho biết nhờ có bà trông giúp con gái 5 tuổi, bé lại có anh chị chơi cùng nên việc nghỉ học không ảnh hưởng quá nhiều.

Tuy nhiên, thay vì đến lớp để tham gia các hoạt động, rèn kỹ năng, gần một năm qua, bé chỉ ở nhà, không biết làm gì ngoài xem TV cả ngày. Những ngày bà bận, chị Nhàn lại phải xin nghỉ để ở nhà trông con.

Trong khi đó, con lại đang trong độ tuổi khám phá mọi thứ và tiếp thu nhanh. Chị hy vọng ở tuổi lên 5, con được đi học để vận động, có không gian vui chơi, nhiều thời gian ở lớp để học hát, múa, tiếng Anh. Nữ phụ huynh cũng than con nghỉ lâu nên giờ không muốn đi học, chỉ thích ở nhà.

Đây cũng là nỗi lo của chị Ngọc Dung (Ba Đình). Chị tâm sự con gái chị (4 tuổi) đang dần có suy nghĩ không cần đi học. Hàng ngày, chị Dung luôn luôn nhắc nhở con việc đến trường là cần thiết.

Chị cũng đau lòng khi nhìn con tự chơi đồ chơi lủi thủi một mình mỗi ngày. Bố mẹ đi làm, ông bà trông giúp nhưng vẫn có công việc nên không ai chơi cùng con.

Trong gần một năm như vậy, sinh hoạt của bé phần lớn là khi tự chơi đồ chơi, chơi chán thì xem TV, điện thoại. Con không học được kỹ năng gì, không có cộng đồng của mình. Con ở nhà quá lâu, chị Dung lo con khép mình.

Chị cho hay hồi trước, dù tuổi nhỏ hơn bây giờ, được đi học, con biết tự xúc cơm ăn. Hiện tại, ở nhà quá lâu, con ỉ lại ông bà nên không biết tự ăn cơm. Nhìn con như vậy, chị hiểu kỹ năng sống của con đang yếu đi. Bé cũng hay “mè nheo”, không khống chế được cảm xúc.

Chị Hồng Ngọc (Hai Bà Trưng) cũng đang mong cơ quan quản lý giáo dục, các trường có biện pháp phòng dịch hiệu quả để con (18 tháng tuổi) sớm trở lại trường.

Nữ phụ huynh vẫn còn lo lắng với tình hình dịch bệnh hiện tại. Theo quan sát, chị thấy trẻ em bị Covid-19, mức độ nguy hiểm không cao. Dù vậy, một số trẻ vẫn chuyển nặng. Vì thế, chị mong con được đi học an toàn.

“Ở giai đoạn này, tôi mong con sớm được đến trường để học các kỹ năng mới. Bố mẹ, ông bà vẫn dạy nhưng không thể bằng giáo viên dạy và trẻ tương tác với nhau. Gia đình cũng ‘bí’ khi lúc nào cũng cần có người ở nhà trông bé trong khi con đến tuổi nghịch ngợm, khá vất vả”, chị Ngọc chia sẻ.

Việc để con ở nhà quá lâu còn ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh. Chị Thu Hậu (Thanh Xuân) thừa nhận đã quen với sự hiện diện ở nhà của con. Nếu con đến lớp, chị sẽ thấy trống vắng, cảm giác giống như hồi trước, khi vợ chồng quyết định cho con đi nhà trẻ.

“Tôi biết mình sẽ quyến luyến lắm nhưng vẫn muốn cho con đi học để có bạn bè, thầy cô chơi cùng. Như vậy, con sẽ vui vẻ hơn”, chị Hậu tâm sự.

Vô lý khi vẫn để trẻ ở nhà

Trước khi Hà Nội yêu cầu tạm đóng cửa nhà trẻ, trường mầm non gái chị Hậu (4 tuổi) mới đi học được một năm nhưng một nửa thời gian trong số đó, chị cho con ở nhà vì mùa đông, trời lạnh, con dễ cảm lạnh vì đi học xa.

Gia đình họ vừa quyết định mua căn hộ cùng khu với trường để tiện cho việc con đến lớp. Thế nhưng, gia đình 3 người chuyển đến nơi ở mới đã mấy tháng này, ngày con đi học vẫn còn xa vời.

Chị Hậu cũng như nhiều phụ huynh khác không hiểu lý do trẻ mầm non phải tiếp tục ở nhà khi mà thành phố đã cho phép học sinh lớp 1, lớp 2 đến trường.

Chị Vũ Nhàn nêu vấn đề những gia đình không có người ở nhà trông con vẫn phải gửi con đến các lớp chui bấy lâu nay. Chị nói thêm khác với hồi tháng hai, tháng ba khi số ca mắc Covid-19 tăng cao, hiện tại, đỉnh dịch đã qua.

Chị đặt câu hỏi nếu đã vậy, tại sao Hà Nội không cho các trường mở cửa đón trẻ. Phụ huynh có thể tự lựa chọn cho con đi học hay không tùy vào mục đích, nhu cầu của gia đình.

Chị Ngọc Dung cũng cảm thấy vô lý khi tiếp tục đóng cửa trường mầm non. Theo chị, trẻ không được đi học vì sợ trẻ tiếp xúc với F0, nhiễm bệnh rồi lây lại cho người khác. Nhưng hiện tại, các gia đình đã cho con đi chơi, nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh cũng vậy. Chưa kể đến, các hoạt động khác đã mở cửa. Trẻ ở nhà vẫn có thể tiếp xúc, lây bệnh từ ông bà, bố mẹ - những người ra ngoài đi làm, đi chơi.

Chị vốn không có tư tưởng “nhốt” con ở nhà tránh dịch. Thời gian qua, khi dịch đỡ căng thẳng, chị Dung vẫn cho con gái ra công viên, hồ gần nhà, chạy nhảy, chơi đùa, thỉnh thoảng vào khu vui chơi để con được động ngoài trời. Vì vậy, chị cảm thấy không cần thiết phải đóng cửa trường mầm non.

“Con ở nhà lâu quá rồi, cần được đi học lại, nếu học cả hè càng tốt. Tôi sợ Covid-19 nhưng cũng sợ con không được tham gia vào nền giáo dục từ nhỏ. Covid-19 gây bệnh thể chất, không đi học lại dẫn đến ‘bệnh’ trong tâm hồn’, chị Ngọc Dung chia sẻ.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thông tin 62/63 tỉnh, thành đã cho trẻ mầm non tới trường, còn lại duy nhất thủ đô Hà Nội.

Chiều 4/4, Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại từ ngày 6/4, riêng trẻ mầm non tiếp tục ở nhà. Điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy khó hiểu.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Hàng không siết chặt kiểm tra, đẩy lùi tội phạm mua bán người (04-04-2022)
    Cà Mau: Bé gái gần 8 tháng tuổi bị tiêm nhầm vaccine dần hồi phục (04-04-2022)
    Cựu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tham ô hầu tòa liên tục (04-04-2022)
    Một học sinh tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư (04-04-2022)
    Giám đốc bệnh viện ở Tiền Giang thuê côn đồ giết người vì ghen (04-04-2022)
    Vào khách sạn với nam thiếu niên, ông lão 71 tuổi bỏ mạng (04-04-2022)
    Nữ quái đốt nhà trọ ở Phú Đô sinh con xong để bố mẹ chồng nuôi nấng, đã ly thân chồng (04-04-2022)
    Vụ ô tô tông vào tiệm bánh mỳ: Tài xế dương tính với ma túy và nồng độ cồn (04-04-2022)
    Bộ Y tế dự kiến cấp hộ chiếu vaccine từ 15/4 (04-04-2022)
    Công ty KK Oil bị phạt hơn 300 triệu đồng do bán xăng kém chất lượng (01-04-2022)
    3 người thương vong nghi bị ngạt khí máy phát điện (01-04-2022)
    Bộ Y tế và Bộ KH&CN liên quan thế nào trong vụ kit test Việt Á? (01-04-2022)
    Hà Nội: Học sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào lớp 10 chuyên (01-04-2022)
    Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Điều tra, xử lý nghiêm vụ cháy khiến 6 người thương vong (01-04-2022)
    Mưa giông dị thường ở miền Trung, nhiều nơi thiệt hại nặng nề (01-04-2022)
    Nỗi buồn trên cây cầu treo dây võng (31-03-2022)
    Những người tiếp tay cho ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán có bị liên đới? (31-03-2022)
    Tiêm vaccine COVID ở vùng sâu, vùng xa: Người dân đến tiêm mừng rơi nước mắt (31-03-2022)
    Sóng lớn đánh chìm nhiều tàu, thuyền của ngư dân Bình Định, Phú Yên (31-03-2022)
    Bộ Y tế đồng ý tiêm vắc xin Covid-19 Moderna cho trẻ từ 6-11 tuổi (31-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153168931.